Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây truyền từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau và nếu như bạn chủ quan thì có thể sẽ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, một số người lại cảm thấy thắc mắc không biết bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Vì để bạn có thể nắm bắt được con đường lây truyền của bệnh giang mai một cách chính xác, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về vấn đề này.
Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Bệnh giang mai lây nhiễm qua đường nước bọt là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù trường hợp này không quá phổ biến nhưng bạn cũng không được phép chủ quan mà phải lưu ý thận trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bởi việc lây nhiễm qua đường nước bọt được xuất phát từ các nguyên do sau đây: Quan hệ bằng miệng, hôn nhau với người bệnh, dùng chung bàn chải đánh răng….
Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?
Dựa theo các nghiên cứu từ y khoa cho thấy, giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có tính truyền nhiễm cao và chỉ xếp sau HIV/AIDS. Căn bệnh này thực chất là một loại xoắn khuẩn treponema pallidum có trong máu, dịch âm đạo của nữ và dịch tiết sinh dục của nam giới gây nên.
Vậy thì bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Theo một số tài liệu thống kê hiện nay thì có đến 90% trường hợp là bệnh giang mai lây qua đường tình dục khi không có biện pháp bảo vệ an toàn. Ngoài ra, nó còn lây truyền từ mẹ sang con, qua đường truyền máu hay các vết trầy xước niêm mạc…. Trong đó, thì khả năng lây truyền qua nước bọt vẫn có thể xảy ra qua hành động hôn môi sâu, qua việc dùng chung đồ với người bệnh hoặc qua quan hệ bằng miệng…
Việc lây bệnh giang mai qua nước bọt thường xuất hiện chủ yếu ở miệng và lưỡi khi các xoắn khuẩn tấn công vào khoang miệng tạo ra các vết lở loét kèm mủ gần giống với bệnh nhiệt miệng. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể gây tổn thương ở những vị trí khác trên cơ thể như tay, chân, ngực, mắt, lưng và cơ quan sinh dục…

Bệnh giang mai lây qua nước bọt bằng cách nào?
1. Hôn môi sâu với người bệnh
Nhiều người cho rằng giang mai chỉ lây qua đường tình dục nên họ chỉ cần không quan hệ bừa bãi hoặc áp dụng các biện pháp an toàn là sẽ không bị lây bệnh. Thế nhưng thực tế thì căn bệnh này lại có thể lây truyền từ người bệnh sang một người khỏe mạnh khi hôn môi với nhau. Nguyên do là xoắn khuẩn treponema pallidum có tồn tại trong cả nước bọt, máu từ niêm mạc miệng, nướu của người bệnh nên khi hôn thì sẽ lây qua miệng của người kia và gây bệnh.
2. Quan hệ tình dục bằng miệng
Quan hệ tình dục bằng miệng là một trong những nguyên do gây ra bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay, trong đó bao gồm cả bệnh giang mai. Với hình thức quan hệ này thì người nhiễm bệnh sẽ lây từ bộ phận sinh dục sang cho người đang Oral sex hoặc ngược lại là từ miệng sang bộ phận sinh dục của bạn tình. Trong đó, tỷ lệ lây từ bộ phận sinh dục của người bệnh sang miệng của người kia là rất cao và các xoắn khuẩn này sẽ tập trung gây bệnh ở vòm họng, lưỡi và khoang miệng.
3. Những con đường khác
Ngoài con đường hôn nhau thì căn bệnh này còn có thể lây qua nước bọt khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh như bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa…
Ngoài nước bọt thì bệnh giang mai còn lây qua những con đường nào?
1. Qua quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục là một trong những con đường lây bệnh giang mai phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ lây nhiễm bệnh chiếm khoảng 90 – 95%. Trong đó, các xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua tinh dịch, vết xước hoặc dịch nhầy. Do đó việc cặp đôi cọ xát, tiếp xúc cả hai bộ phận sinh dục lại với nhau chính là còn đường nhanh nhất lây bệnh giang mai. Ngoài ra, việc qua hệ qua đường miệng hoặc đường hậu môn cũng có khả năng lây bệnh nếu không dùng biện pháp phòng tránh.

2. Lây từ mẹ sang con
Nếu một người phụ nữ mắc phải bệnh giang mai thì nó có thể khiến cho thai nhi bị chết lưu hoặc chết ngay khi vừa mới được chào đời. Tuy một số trường hợp có khả năng sống sót nhưng nó sẽ để lại các di chứng khác như chậm phát triển hoặc bị động kinh, co giật….
Trong quá trình mang thai, các xoắn khuẩn này còn có thể bám vào thai nhi và gây ra bệnh giang mai bẩm sinh. Ngoài ra, nếu một người phụ nữ đang mắc bệnh mà lại cho con bú trực tiếp bằng sữa mẹ thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh cho bé cũng khá cao.
3. Qua đường máu
Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại cả trong máu nên nó có tỷ lệ lây nhiễm bệnh qua người khỏe mạnh rất cao thông qua việc truyền máu từ người đang mắc bệnh. Trong đó, đã có nhiều trường hợp bị nhiễm phải căn bệnh này khi dùng chung kim tiêm hoặc do vết thương hở trên da đã tiếp xúc với máu của người bệnh.

4. Lây nhiễm gián tiếp
Việc lây nhiễm xoắn khuẩn treponema pallidum qua đường “gián tiếp” không mấy phổ biến nhưng bạn vẫn có khả năng nhiễm bệnh từ việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đồ lót, khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… Bởi vì chúng đã dính phải nước bọt, máu hoặc một ít dịch tiết có chứa xoắn khuẩn giang mai.
Các biện pháp phòng ngừa lây truyền bệnh giang mai qua đường nước bọt
– Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác như bàn chải, tăm y tế…
– Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.
– Không quan hệ lăng nhăng với nhiều người, nhất là những người có khả năng mắc bệnh giang mai và bệnh xã hội như herpes, HIV, lậu, sùi mào gà…
– Nếu bạn có vết xước ở môi hoặc bị nhiệt miệng thì không nên quan hệ bằng miệng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
– Nếu có những dấu hiệu bất thường trên miệng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể đặc biệt là vùng kín thì nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Như vậy việc thắc mắc về bệnh giang mai có lây qua nước bọt không thì câu trả lời tất nhiên là có và căn bệnh này có thể lây nhiễm thông qua hình thức hôn môi, qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc dùng chung các vật dụng có dính nước bọt của người bệnh. Tuy tỷ lệ gây bệnh không cao nhưng nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe và cả thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh tốt nhất để bảo vệ bản thân và cho cả bạn tình nữa nhé.